TRANG VĂN HÓA- LỊCH SỬ

Những Mảnh Đời
Bán Phấn Buôn Hương

Tác giả: Dương Đại Trường
Thể loại: Truyện ký

Lời Giới Thiệu: Đây là truyện ký của nhà văn Dương Đại Trường. Tác giả ghi lại bối cảnh sinh hoạt của những phụ nữ Việt Nam với thân phận mãi dâm! Tên các nhân vật trong câu chuyện đều là hư cấu . Vì vậy, mọi sự trùng hợp là ngoài ý của tác giả. Câu chuyện được trích từ tuyển tập truyện ngắn nhan đế Chiều Xưa Nhạt Nắng của nhà văn Dương Đại Trường.

Adelaide 09/10/2015
Dương Đại Trường

 

 

 

       Bích Huyền ngồi bên hiên cửa, đôi mắt buồn nhìn vào khoảng trời rộng mênh mông của buổi trưa hè. Nắng gay gắt! Nắng trải dài trên con đường mới tráng nhựa xuyên qua xóm lao động nghèo, dẫn vào khu công nghiệp của Hàn Quốc. Thỉnh thoảng Bích Huyền đưa tay vuốt lại mái tóc bù xù xõa xuống đôi vai gầy guộc, rồi lấy chiếc khăn tay lau nhẹ giọt mồ hôi đọng trên gò má!...
      Và thời gian gần đây, hình như ngày nào cũng vậy, sau một đêm đi khách bên ngoài, chiếc taxi quen thuộc cũng chở Bích Huyền trở về căn phòng trọ mà cô đã thuê để đi làm công nhân cho xí nghiệp giầy dép của Hàn Quốc, kể từ ngày cô bước chân lên mảnh đất Sài Gòn hoa lệ tìm kiếm sinh nhai!. Căn phòng trọ Bích Huyền thuê bên trong quán cafê An Hạ gần mười năm nay, không gian căn phòng vẫn không thay đổi. Vẫn bề bộn những áo quần nhăng nheo, móc không theo thứ tự trên vách, thể hiện lối sống độc thân của một người đàn bà buông thả cuộc đời vào trụy lạc bê tha!! Chỉ khác hơn trước kia, bây giờ Bích Huyền sinh sống bằng nghề bán phấn buôn hương, một nghề hạ tiện nhất trong xã hội!
     Những đêm nào cô đi khách nhiều, Bích Huyền trở về gác trọ với dáng điệu mệt mỏi vì bị vùi dập của khách làng chơi! Những lần như thế, đến ngay cả bà chủ căn nhà trọ cũng nhìn thấy được thực tế phủ phàng của đời cô và thốt lên một lời thương hại cho Bích Huyền:
- Tối qua cháu bị khách làng chơi‘bề hội đồng’ rồi hả.!
    Và mỗi lần chủ nhà hỏi thế, Bích Huyền chỉ cười nhạt, trả lời:
- Chuyện nhỏ thôi! Nhỏ như con thỏ!
     Rồi Bích Huyền lảo đảo bước lên cầu thang lấy áo quần, trở xuống nhà tắm giặt, xong cô đi lên phòng đánh giấc ngủ dài bù lại đêm qua thức giấc!!. Có những hôm Bích Huyền nằm ngủ cả ngày, thậm chí bỏ luôn cơm nước! Những ngày nầy, bà Thu chủ nhà biết Bích Huyền đã bị bệnh và bà Thu rủ lòng thương xót thân phận của cô, vo gạo nấu dùm cho Bích Huyền một nồi cháo nhỏ, gọi là thể hiện chút tình người đối với khách thuê phòng lâu năm nhất trong dãy nhà trọ của bà.
      Hôm nay, một lần nữa đến với cuộc đời bán phấn buôn hương của Bích Huyền: Cô đã bị năm thằng đàn ông lực lưỡng, thuyền viên của tàu hàng viễn dương, những kẻ khát tình trong  ngày tháng dài lênh đênh trên biển cả, bề hội đồng suốt đêm không ngủ! Vì vậy, khi trở về nhà Bích Huyền rả rời thân xác, cô nằm im lìm trong căn phòng nhỏ tối tăm, mái tôn thấp lè tè, nóng nực và thiếu hẳn tiện nghi thông thường. Bích Huyền nhắm nghiền đôi mắt, hai bàn tay cô nắm chặt vào thanh giường, hai hàm răng cắn chặt nhau như cố kềm hãm lại những cơn run lạnh của chứng bệnh sốt rét cũ tái phát! Bà Thu dưới nhà đoán biết Bích Huyền bị bệnh và đã nấu xong nồi cháo, bà múc vào chén rồi mang lên gác cho Bích Huyền. Vừa ló đầu lên khỏi sàn căn gác, như thông thường bà Thu lên tiếng:
-Cháu thức dậy ăn ít cháo trắng rồi hãy ngủ tiếp.
      Không nghe Bích Huyền trả lời, bà Thu nói đoán:
-Lại ngủ mê!
      Rồi bà Thu bước lên gác đến bên giường lấy tay sờ vào trán Bích Huyền, bà thốt lên:
-Trời! Sốt cao quá! Để dì gọi điện thoại cho ông y tá hàng xóm đến chích thuốc cho cháu nhé?
      Bích Huyền nghe dì Thu có ý định gọi y tá, cô đưa tay làm dấu ngăn cản, thì thào nói:
-Cháu không sao! Chỉ là căn bệnh sốt rét kinh niên tái phát, vài hôm rồi sẽ hết thôi. Gọi y tá làm chi cho tốn tiền. Ông y tá đến đây cũng phải chém giá ít nhất là một trăm xấp.!!!!
    Dì Thu biết Bích Huyền là người tiết kiệm bấy lâu nay, bà buông lời trách:
-Bệnh mà không lo chữa trị! Khi chết rồi mang tiền theo được không!
     Dù nói trách vậy, nhưng dì Thu cũng hiểu được hoàn cảnh của Bích Huyền đang phải gánh vác trách nhiệm nặng nề nuôi dưỡng bà mẹ già yếu, bệnh tật và hai đứa cháu gọi Bích Huyền bằng cô, con của người anh thứ ba trong gia đình, anh đã chết vì thi hành nghĩa vụ quân sự bên Campuchia.! Nghĩ vậy, dì Thu xót xa cỏi lòng:
-Dì đi mua cho cháu vài viên thuốc Aspirin trị sốt rét…
-Cháu cám ơn dì.
      Bích Huyền cảm động về sự quan tâm của dì Thu, quay mặt ngó vào vách, đôi mắt cô ứa lệ, chảy dọc xuống gò má gầy xanh xao, dày dạng nét phong trần của người đàn bà đắm chìm trong hoan lạc thể xác! Bích Huyền đang nhớ lại những ngày tháng sống trong căn gác trọ của dì Thu. Thời gian mới đây mà đã gần mười năm trôi qua, chập chùng những kỷ niệm vui buồn đời người. Trong số chuỗi kỷ niệm chìm vào dĩ vãng mù khơi, có kỷ niệm mang niềm đau chôn dấu của một cuộc tình với người bạn trai đầu đời Việt Kiều Mỹ. Thời gian hai người quen nhau đã hơn bốn năm, cô tưởng cuộc đời sẽ được hưởng hạnh phúc bên người chồng lớn tuổi hơn cô đến hai con giáp, có sự nghiệp vững chắc về kinh doanh địa ốc. Nhưng bất hạnh thay! Ông chồng Việt Kiều là một người đàn ông chuyên đi lường tình những cô gái thơ ngây chưa biết gì về những gian dối tình người! Những ngày tháng bên ông chồng Việt Kiều, tuy cách biệt tuổi tác nhưng cô cảm thấy mình có hạnh phúc thật sự vì tình yêu của chồng dành cho cô và những cử chỉ chăm sóc kinh tế cho gia đình cô, giống như trách nhiệm một người con rể trong gia đình. Mặc dù đã quen nhau hơn bốn năm dài, nhưng Bích Huyền chưa lần nào tìm hiểu về gia cảnh của người chồng. Bích Huyền chỉ biết mỗi đầu tháng, cứ vào tuần lễ đầu tiên, ông chồng Việt Kiều của cô về nhà chung sống với cô vài hôm và cho cô số tiền năm trăm US dollar như lời chồng hứa cung cấp cho cô hằng tháng để trang trải chi phí thuê phòng và nuôi mẹ già dưới quê. Có vài lần cô dạm hỏi chồng:
- Chừng nào ông xã làm đám cưới với em và cho em danh phận làm vợ?...
     Và mỗi lần nhắc đến chuyện đăng ký kết hôn, Bích Huyền chỉ được nghe chồng trả lời theo quan niệm Tây phương:
-Ở Mỹ, chung sống với nhau có được hai ba đứa con rồi làm đám cưới cũng không muộn. Quan trọng là vợ chồng chung sống có hạnh phúc hay không!
       Thời gian chung sống không danh phận với ông chồng Việt Kiều cứ mãi im lìm trôi qua hơn bốn mùa thu vàng úa xuân thì. Rồi một ngày buồn đã đến: Ông chồng Việt Kiều Mỹ biệt tăm vô tín, không còn tới lui với cô nữa! Cô đã gọi điện thoại cho chồng nhiều lần, nhưng số điện thoại tổng đài viễn thông cho biết là chủ tài khoản đã không còn đăng ký sử dụng số điện thoại nầy nữa! Và từ đó Bích Huyền hận đời, buông thả cuộc sống vào chốn giang hồ, đêm đêm đến những quán bar hay vũ trường bán phấn buôn hương, kiếm tiền nuôi mẹ già!
      Dì Thu mua thuốc về nhà, rót nước vào chiếc ly rồi mang lên gác khẻ gọi:
-Cháu thức dậy uống thuốc…
      Bích Huyền cố gượng ngồi dậy, đôi mắt còn ướt lệ, cô nhìn dì Thu nói cảm động:
-Lại làm phiền cho dì chăm sóc cháu.!
-Chúng ta đã xem nhau như là người một nhà mà!
      Dì Thu nhìn thân thể gầy gò của Bích Huyền rồi thở dài nhắc chuyện xưa:
-Hồi cháu mới lên thành phố Hồ Chí Minh đi làm cho xí nghiệp giầy dép, lúc đó dì trông cháu giống như hoa khôi miệt vườn! Bây giờ trước mắt dì, một người đàn bà tàn tạ dung nhan, khuôn mặt hốc hác và gầy ốm xanh xao! Dì tưởng cháu được diễm phúc lấy chồng Việt Kiều rồi chứ! Nào ngờ cháu xui xẻo, gặp thằng cha già Việt Kiều Mỹ là một tên sở khanh, vô lương tâm, gạt gẩm phụ nữ nhẹ dạ…
       Bích huyền nghe dì Thu nhắc đến người chồng bạc tình, cúi mặt nói an ủi đời mình:
-Tại số mệnh của cháu không mai mắn trong hôn nhân! Cháu có đứa em con người dì, nó cũng lấy chồng Việt Kiều cùng thời với cháu, nhưng giờ đây nó được theo chồng về Úc, cuộc sống của nó rất là hạnh phúc.
        Hai người đang trò chuyện. Bổng điện thoại của Bích Huyền reo lên, cô đưa tay bấm nút nhận cuộc gọi. Bên kia đầu dây, giọng người đàn ông nói với âm thanh nghe giận dữ:
-Mấy hôm nay mầy đi đâu mà không đến vũ trường? Mầy có biết đến kỳ hạng trả tiền lời rồi chứ? Ngày mai mà mầy không mang tiền đến vũ trường cho tao thì mầy đừng trách tao ‘nặng tay’ với mầy nhé….
- Dạ em biết anh Hùng ơi! Bởi vì mấy hôm nay em bị bệnh nằm liệt giường, em không có đi làm được!
        Hùng nghe Bích Huyền nói lý do, hắn không thông cảm hoàn cảnh cho cô mà còn hăm dọa theo kiểu giang hồ:
- Tao không cần biết mầy bệnh hay khỏe gì hết. Tao cho kỳ hạn với mầy hai ngày nữa. Nếu không có tiền trả tao thì mầy chỉ còn con đường đi gặp Diêm Vương…
       Vừa nghe xong những lời hăm dọa của đại ca Hùng giang hồ, Bích Huyền ném chiếc điện thoại xuống giường, bực tức lớn tiếng chữi thề:
-Đ..M chúng nó! Cho vay lấy lời cắt cổ! Tao chỉ còn cái mạng nầy, chúng mầy lấy đi cho tao xong kiếp nợ trần.!
       Dì Thu lần đầu tiên nhìn thấy Bích Huyền nổi giận và nói liều mạng với bọn giang hồ cho vay nặng lãi, dì khẻ hỏi:
-Cháu vay tiền của bọn giang hồ hả? Cháu thiếu họ bao nhiêu tiền?
     Bích Huyền cúi mặt ngó xuống giường rồi nhẹ giọng:
-Mười ‘chai’….
-Cháu nói tiếng lóng, dì không hiểu!
-Dạ! Mười triệu đồng.
      Bích Huyền thờ dài, than vãn với dì Thu:
-Thời gian qua cháu đã trả tiền lãi quá nhiều, tổng cộng hơn gấp ba lần tiền vốn rồi dì ơi! Bọn họ tàn nhẩn quá, cho vay nặng lãi để sống trên mồ hôi của người khác!
      Dì Thu tắc lưởi, nói trách:
-Biết bọn họ vô lương tâm sao cháu vay mượn chi vậy!
-Lần ấy cháu mượn tiền họ là vì mẹ ngã bệnh đột ngột, chở lên bệnh viện Chợ Rẩy cấp cứu! Rơi vào tình huống nầy cháu không còn cách nào để chọn lựa, đành phải vay tiền bọn giang hồ!!!
    Bích Huyền hồi tưởng giây phút rồi tâm sự với dì Thu:
-Cháu tưởng mình còn là vũ nữ ăn khách như trước kia, chỉ cần làm “người tình một đêm” cho ông khách sộp nào đó, thì cháu sẽ có đủ tiền trả vốn lẫn lời. Nào ngờ, bây giờ cháu mới hiểu được định luật tạo hóa thì đã muộn màng: Vũ nữ về chiều có mấy ai trọn vẹn khi màn nhung khép kín lại sân khấu!
    Nghe Bích Huyền than thở về số tiền vay của bọn cho vay lãi nặng. Dì Thu khẻ nói:
-Cháu gọi điện thoại cho ông Hùng, bảo ông ấy chiều mai đến quán cafê An Hạ gặp dì. Cháu có biết được tổng số tiền vốn và lời hiện tại là bao nhiêu không?
-Dạ cháu không biết! Cứ mỗi tháng đến kỳ hạn trả tiền lời, anh Hùng đến vũ trường thu tiền của cháu là hai triệu đồng. Nếu cháu không có tiền đóng lãi, anh ấy cộng thêm vào tiền vốn và tính thêm lời cho tháng tới.
- Trời! Cho vay cắt cổ! Bởi vậy cho tới hôm nay cháu không trả hết vốn là phải rồi....
       Chợt có tiếng khách gọi tính tiền, dì Thu bước xuống cầu thang, quay đầu lại nói nhắc Bích Huyền:
-Cháu nhớ liên lạc với ông Hùng ngày mai đến gặp dì nha.
       Niềm cảm động về nghĩa cử của dì Thu làm cho Bích Huyền rơi lệ và khẻ đáp:
-Dạ! Cám ơn dì giúp cháu trả nợ.
       Đêm đã dần khuya mà Bích Huyền chưa chợp mắt! Bích Huyền trằn trọc suy nghĩ cho ý định kết liểu cuộc đời của mình. Những tháng qua, cô đã có vài lần định tự tử, nhưng cứ mỗi lần nghĩ đến chuyện từ giã cỏi đời đầy bất hạnh và ô trọc nầy, thì hình ảnh của người mẹ hiền ở quê nhà chợt hiện lên trong đầu khiến cho cô dẹp bỏ ý định! Đêm nay, cơn bệnh sốt rét hoành hành và bị xã hội đen đòi nợ khiến cho Bích Huyền rơi vào sự tuyệt vọng vô cùng! Nghĩ đến đây, Bích Huyền thở dài và vói tay lên đầu giường lấy chiếc gương soi lại khuôn mặt của mình lần cuối. Nhìn hình ảnh tiều tụy của mình trong gương, Bích Huyền nói một mình, tự trách: “ Mình thật vô dụng quá! Sinh ra trong cỏi đời nầy chi mà chẳng làm được điều gì hữu ích cho gia đình, ngay cả việc đền đáp công ơn sinh thành của người mẹ, mình cũng chưa làm tròn được. Sống thêm nữa làm chi cho ô nhục họ hàng!!!...”.
        Những suy nghĩ lẩn quẩn làm cho cô thốt lên tiếng thở dài! Bích Huyền ngồi dậy, mở chiếc vali nơi đầu giường lấy quyển vở ra viết bức thư tuyệt mạng. Bích Huyền viết thư tuyệt mệnh mà lệ nhòa đôi mắt, thỉnh thoảng vài giọt lệ vô tình rơi xuống bức thư làm lem ố vài chữ:
**Dì Thu kính mến!
        Khi dì đọc lá thư nầy có lẽ cháu không còn hiện hữu trên cỏi đời nầy nữa! Trong cuộc đời của cháu, thật có diễm phúc khi được dì nhận làm một người cháu trong gia đình của dì. Ơn nghĩa nầy cháu xin mang xuống tuyền đài, nếu có kiếp sau thì cháu nguyện được gặp lại dì để trả ơn nghĩa.
       Cháu bây giờ đã trở thành người phụ nữ tàn phai nhan sắc! Cháu cũng cảm thấy kiếp người bán phấn buôn hương sẽ không còn người đưa kẻ đón nữa. Vì vậy, cháu quyết định chọn cho mình cái chết để kết thúc cuộc đời bất hạnh nầy của cháu.
      Dì ơi! Như dì đã hứa giúp cháu số tiền để trả nợ vay nặng lãi. Số tiền nầy, thay vì trả cho ông Hùng, xin dì đích thân mang về cho mẹ cháu ở dưới quê dùm cháu, xem như món quà cuối cùng của đứa con bất hiếu nầy gởi về cho mẹ, trước khi vĩnh viễn xa mẹ già…
      Cháu cũng có một ước nguyện cuối đời mong dì giúp cháu thực hiện: Khi cháu chết rồi dì thiêu thân xác của cháu, tro cốt mang đến bất kỳ con sông nào đó và rải xuống cho dòng nước cuốn trôi đi về nơi bất định. Cháu cũng có một yêu cầu nữa khiến cho dì khó xử vì phải nhờ dì nói dối với mẹ cháu rằng: “Con Bích Huyền nó sẽ đi làm ăn xa, vì thế có lẽ nó lâu lắm mới về thăm mẹ được..”. Thời gian chừng nữa năm sau, dì mới báo tin cho mẹ cháu biết…
      Vĩnh biệt dì Thu.
      Viết thư xong, Bích Huyền lấy trong chiếc vali ra lọ thuốc ngủ mà cô đã mua từ lâu khi có ý định tự tử và trút hết cả vào miệng. Bích Huyền uống cạn ly nước và thiếp đi vào giấc ngủ không bao giờ thức dậy!!!!
       Sáng nay, như lệ thường, quán cafê An Hạ mở cửa sớm cho những người khách quen thuộc đến uống cafê. Công việc nầy thường khi do Bích Huyền làm, nhưng vì những ngày qua cô bị bệnh nên dì Thu thay thế cho Bích Huyền. Sau khi pha cafê xong cho khách, dì Thu chợt nhớ đến Bích Huyền, dì bước đến chân cầu thang gọi vọng lên:
-Huyền ơi! Cháu thức chưa! Xuống coi quán dùm, dì đi chợ mua đồ ăn….
      Không nghe Bích Huyền trả lời, dì Thu nói trách yêu:
-Con nhỏ nầy hôm nay ngủ trể! Nhỏng nhẻo với dì hả?
      Vẫn không nghe tiếng trả lời, tưởng Bích Huyền còn say ngủ, dì Thu vội bước lên cầu thang đến bên giường nắm tay cháu lay động. Vừa nắm vào tay Bích Huyền, cảm giác lạnh ngắt từ bàn tay đứa cháu làm dì Thu hốt hoảng, lớn tiếng kêu cầu cứu:
-Trời ơi!!!! Cứu cháu tôi….
       Những khách đang ngồi uống cafê dưới nhà nghe tiếng kêu cầu cứu, chạy ùn lên thang lầu và khiêng Bích Huyền xuống đất, gọi tắc xi đưa Bích Huyền đến bệnh viện. Nhưng mọi việc muộn màng, Bích Huyền đã vĩnh viễn ra đi cách đây hơn hai giờ rồi!
        Một tuần sau, dì Thu lo xong tang lễ cho Bích Huyền rồi dì thực hiện ước nguyện cuối đời của đứa cháu. Dì Thu mang hủ tro cốt của Bích Huyền và số tiền mười triệu đồng làm theo như lời mà Bích Huyền trăn trối trong bức thư tuyệt mạng!
        Khi xe chạy đến cầu Mỹ Thuận, dì Thu bảo tài xế dừng lại bên đầu cầu, dì đi bộ lên cầu và mang hủ tro cốt của Bích Huyền rải xuống dòng sông Hậu Giang. Vừa rải tro cốt, dì Thu vừa khấn vái trong đôi mắt lệ nhạt nhòa:
-Dì cháu mình từ đây nghìn trùng xa cách! Chúng ta tuy không phải là quan hệ họ hàng ruột thịt với nhau, nhưng trong lòng của dì bấy lâu nay xem cháu như người trong gia đình! Dì hứa với cháu sẽ chăm lo mẹ cháu cho đến trăm tuổi già. Cháu hãy yên nghĩ bình an bên kia thế giới: Một thế giới không có giai cấp giàu nghèo, không có hận thù chủ nghĩa và cũng không có những mảnh đời bán phấn buôn hương..v..v…
      Nhìn đằng xa trên dòng sông Hậu Giang, những cụm lục bình lặng lờ trôi, nhấp nhô những chùm bông màu tim tím. Dì Thu cúi mặt thở dài! Hình như dì nghe văng vẳng bên tai khúc nhạc buồn nói lên kiếp luân hồi của con người trên trần thế:
-** Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi! Để một mai tôi về làm cát bụi. Ôi! Cát bụi mệt nhoài.Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi…….!

Adelaide Hè 2014

Dương Đại Trường